Báo cáo nhanh Thanh Hóa

Kết quả giám sát Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8),
tỉnh Thanh Hóa
Thực hiện: Tư vấn Giám sát độc lập Bên thứ 3, bao gồm cả kiểm toán nội bộ (ISC)
(Kèm theo Văn bản số /CPO-WB8 ngày /5/2019 của Ban CPO)
I. GIÁM SÁT THỰC HIỆN DỰ ÁN:
Thông tin chung:
Tiểu dự án WB8 tỉnh Thanh Hóa đang triển 3 tiểu dự án:
– Tiểu dự án thực hiện năm đầu: Sữa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Đồng Bể, tỉnh Thanh Hóa.
+ Tình hình thực hiện: Đã thi công đạt 95% khối lượng công việc, dự kiến hoàn thành công tác thi công xây lắp trong tháng 9/2019 và bàn giao đưa vào sử dụng trong tháng 11/2019..
– Tiểu dự án 1 (11 hồ chứa): Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn các hồ: Kim Giao, Đồi Dốc, Bai Mạ, Hón Dứa, Cây Sú, Bái Đền, Bai Ngọc, Đồng Vễn, Đồng Đông, Ông Già và Làng Mọ.
+ Tình hình thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo an toàn đập:
* Đối với 6 hồ chứa Giai đoạn 1 (Kim Giao, Bái Đền, Bai Ngọc, Làng Mọ, Đồi Dốc, Bai Mạ): Đã hoàn thành phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS), báo cáo an toàn đập (DSR); đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đợt 2 tại Quyết định số 631/QĐ-UBND ngày 15/02/2019. Hiện nay Ban QLDA đang tổ chức lựa chọn nhà thầu Tư vấn khảo sát, lập thiết kế BVTC-DT.
* Đối với 5 hồ chứa còn lại thuộc giai đoạn 2: Tư vấn đang lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS).
+ Tình hình thực hiện chính sách an toàn:
* Đối với 6 hồ chứa Giai đoạn 1 (Kim Giao, Bái Đền, Bai Ngọc, Làng Mọ, Đồi Dốc, Bai Mạ): Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định 3914/QĐ-UBND ngày 10/10/2018; Các báo cáo: Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SA); Báo cáo đánh giá tác động Môi trường – Xã hội (ESIA); Báo cáo kế hoạch hành động tái định cư (RAP) và Báo cáo kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) đang trình WB thông qua.
* Đối với 5 hồ chứa còn lại thuộc giai đoạn 2: Tư vấn đang lập các báo cáo chính sách an toàn.
– Tiểu dự án 2 (12 hồ chứa): Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn các hồ Ao Sen, Khe Tuần, Thung Sâu, Cửa Trát, Ngọc Re, Hón Man, Cửa Hón, Đá Mài, Rộc Cúc, Đập Cầu, Đập Ngang và Nam Sơn.
+ Tình hình thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo an toàn đập:
* Đối với 5 hồ chứa (Ao Sen, Ngọc Re, Đập Cầu, Thung Sâu, Nam Sơn): Bộ NN và PTNT đã có ý kiến về Báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo an toàn đập tại công văn số 1236/BNN-TCTL ngày 22/02/2019. Hiện đang gửi hồ sơ đến ban CPO để thông qua WB, làm cơ sở trình UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi.
* Đối với 7 hồ chứa còn lại thuộc giai đoạn 2: Tư vấn đang lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS).
+ Tình hình thực hiện chính sách an toàn:
* Đối với 5 hồ chứa (Ao Sen, Ngọc Re, Đập Cầu, Thung Sâu, Nam Sơn): Báo cáo sàng lọc Môi trường – Xã hội đã được thông qua ngày 26/03/2019. Hiện nay đã phê duyệt đề cương lập báo cáo chính sách an toàn và đang trình UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
* Đối với 7 hồ chứa còn lại thuộc giai đoạn 2: Tư vấn đang lập các báo cáo chính sách an toàn.
Ban quản lý dự án đã có cơ cấu tổ chức với đầy đủ các bộ phận chuyên trách.
Ban quản lý dự án kiêm nghiệm luôn giám sát thi công xây dựng công trình.
I.1. Thiết kế, thi công:
a) Hồ sơ thiết kế
Tiểu dự án thực hiện năm đầu: Sữa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Đồng Bể, tỉnh Thanh Hóa.
– Về hồ sơ thiết kế: Toàn bộ hồ sơ thiết kế đã được thông qua thấm tra, thấm định và phê duyệt.
– Thành phần hồ sơ tuân thủ đầy đủ theo trình tự được qui định trong khung an toàn đập và theo các quy chuẩn của Việt Nam hiện hành (Báo cáo an toàn đập, kế hoạch hành động cho các đập, hồ sơ lập dự án, hồ sơ thiết kế BVTC).
– Chất lượng hồ sơ: Xem xét nhanh hồ sơ thiết kế BVTC đoàn TVGS độc lập bên thứ 3 nhận thấy: Bản vẽ trình bày dễ xem, các hạng mục kết cấu ổn định.
Tiểu dự án 1 (11 hồ chứa): Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn các hồ: Kim Giao, Đồi Dốc, Bai Mạ, Hón Dứa, Cây Sú, Bái Đền, Bai Ngọc, Đồng Vễn, Đồng Đông, Ông Già và Làng Mọ.
– Về hồ sơ thiết kế:
* Đối với 6 hồ chứa Giai đoạn 1 (Kim Giao, Bái Đền, Bai Ngọc, Làng Mọ, Đồi Dốc, Bai Mạ): Hồ sơ hiện lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo an toàn đập đã được thẩm định và đang triển khai các bước thiếp theo. Đoàn giám sát sẽ xem hồ sơ Thiết kế BVTC – DT trong lần giám sát tới.
Tiểu dự án 2 (12 hồ chứa): Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn các hồ Ao Sen, Khe Tuần, Thung Sâu, Cửa Trát, Ngọc Re, Hón Man, Cửa Hón, Đá Mài, Rộc Cúc, Đập Cầu, Đập Ngang và Nam Sơn.
– Về hồ sơ thiết kế:
* Đối với 5 hồ chứa (Ao Sen, Ngọc Re, Đập Cầu, Thung Sâu, Nam Sơn): Hồ sơ hiện lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo an toàn đập đang trình CPO để WB thông qua, làm căn cứ để UBND tỉnh phê duyệt. Đoàn giám sát sẽ xem hồ sơ Thiết kế BVTC – DT trong lần giám sát tới.
b) Về cơ cấu của PPMU
Có đầyđủ các quyếtđịnh bổ nhiệm và phân công công tác cho từng thành viên.
c) Công tác thi công ngoài hiện trường
Tư vấn ISCđã tiến hành kiểm tra hiện trường thi công hồ Đồng Bể tại Xuân Du, huyện Như Thanh và xã Triệu Thành, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa thuộc tiểu dự án thực hiện năm thứ nhất.
– Thông tin chung gói xây lắp:
+ Tên gói thầu xây lắp: Gói thầu số 11 (C1-TH-ĐB-W1): Xây dựng vào bảo hiểm xây dựng công trình sửa chữa và nâng cao an toàn hồ chứa nước Đồng Bể.
+ Nhà thầu thi công: Liên danh CTCP Xây dựng Nông nghiệp Thanh Hóa; Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Phúc Thành; Tổng Công ty xây dựng Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa – CTCP.
+ Chỉ huy trưởng: Bùi Thanh Tuấn.
+ Giá trị hợp đồng: 33.082 triệu đồng, thời gian thi công 18 tháng (Từ tháng 2/2018 đến tháng 8/2019).
+ Đơn vị Tư vấn giám sát: Ban QLDA ĐTXD các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa.
– Các công việc đã triển khai thi công theo hồ sơ thiết kế bao gồm: (1) Đập chính: đắp thêm phía hạ lưu để mở rộng mặt đập, gia cố trồng cỏ mái hạ lưu, gia cố khung bê tông + đá lát khan mái thượng lưu, đổ bê tông mặt đập, (2) Đập Phụ: Tôn cao mặt đập, gia cố Mặt đập bằng BT M200 dày 20cm, rộng 3.5m; (3)Tràn xả lũ+tiêu năng, (4) phá bỏ cống lấy nước cũ và làm lại cống mới, (5) Xây dựng nhà quản lý, đường quản lý và đường điện phục vụ quản lý, vận hành,.
– Các công việc đã và đang thực hiện tại thời điểm kiểm tra: Tại thời điểm kiểm tra, các hạng mục công việc đã hoàn thành 95% khối lượng công việc, vượt tiến độ so với tiến độ của Hợp đồng
– Về tiến độ thi công thực tế so với tiến độ trong hợp đồng đã kí: tiến độ thi công thực tế vượt so với tiến độ thi công trong hợp đồng.
– Trong quá trình thi công đường quản lý vận hành: có sự sai khác giữa hồ sơ thiết kế và thực địa, cần điều chỉnh cho phù hợp.
– Về công tác hồ sơ QLCL thi công công trình:
+ Nhật ký thi công: Ghi chép đầy đủ, tuy nhiên một số trang có gạch xóa công việc thi công.
+ Nghiệm thu vật tư, vật liệu đầu vào trước khi đưa vào sử dụng: Chưa thí nghiệm hệ số thấm của đất đắp đập.
+ Toàn bộ công tác đổ bê tông: Không có biên bản nghiệm thu công tác đổ bê tông.
+ Không có Hồ sơ hoàn công của những đợt nghiệm thu thang toán các hạng mục che khuất.
– Về chất lượng thi công: Qua kiểm tra tại hiện trường thấy có một số vấn đề sau:
+ Bê tông mặt đập một số vị trí có vết nứt ngang.
+ Một số vị trí Bê tông khóa mái hạ lưu, tường chắn sóng tiếp giáp với bê tông mặt đập có khe nứt khác thường.
+ Lỗ thoát nước mái tiêu năng tràn không bố trí.
I.2. Đấu thầu và quản lý hợp đồng:
1. Thực trạng:
a) Đấu thầu:
TDA Đồng Bề
-Tư vấn và phi tư vấn: Đã thực hiện xong toàn bộ 14/14 gói thầu.
– Xây lắp: Đã trao thầu gói thầu xây dựng hồ Đồng Bể
TDA 2: Chỉ mới trao thầu 02 gói đó là Tư vấn lập FS&ATĐ và gói thầu các chính sách an toàn môi trường xã hội.
TDA 3: Chỉ mới trao thầu 2 gói lập nhiệm vụ và dự toán cho việc lập FS&ATĐ và chính sách an toàn MT&XH
b) Quản lý hợp đồng:
Giá trị giải ngân khoảng 34,6 tỷ đồng/Tổng giá hợp đồng 40,2 tỷ đồng.
Trong đó:
– Tư vấn và phi tư vấn là 6,7 tỷ.
– Xây lắp: 27,9 tỷ.
2. Một số phát hiện.
a) Đấu thầu:
– Các tài liệu pháp lý: Thiếu b/cáo thẩm định HSMT và kết quả lựa chọn nhà thầu.
– Thiếu các tài liệu chứng minh cho phần kê khai năng lực (nhân sự, máy móc thiết bị) và cam kết nguồn tín dụng cho gói thầu.
– Hợp đồng tương tự (số 03/2014/HD-XD giữa Trại giam Đại Bình và nhà thầu Phúc Thành (đơn vị trúng thầu) có dấu hiệu ko trung thực.
– Việc giảm giá của gói thầu lựa chọn TVTKBVTC Đồng Bể dẫn đến HSĐX có giá thấp khác thường nhưng bên mời thầu yêu cầu NT giải thích làm rõ và việc đánh giá chưa chuẩn xác (nội dung chi phí XH trong bảng phân tích tiền lương chi tiết của chuyên gia) có thể dẫn đến việc trao thầu không chính xác.
b) Quản lý hợp đồng:
– Quản lý tiến độ và chất lượng: Xem nhận xét của CG giám sát thi công. Tuy nhiên cần lưu ý, hiện nay phần đường quản lý đang được xem xét điều chỉnh thiết kế có thể ảnh hưởng đến tiến độ gói thầu. Vậy nhà thầu cần lập lại tiến độ thi khi có phướng án sửa đổi để đảm bảo thời gian hoàn thành công trình đúng tiến độ cam kết.
– Quản lý chi phí đầu tư trong quá trình xây dựng:Tuân thủ và đảm bảo các quy định hiện hành.
– Quản lý ATLĐ và VSMT: Xem nhận xét của CG giám sát thi công và CG môi trường.
3. Nguyên nhân
– Chủ quan/thiếu kinh nghiệm trong quá trình đánh giá HSDT.
– Đối với nhà thầu: (i) Công nhân kỹ thuật không tuân thủ các quy định về kỹ thuật thi công; (ii) Cán bộ phụ trách kỹ thuật hạn chế về số lượng, buông lỏng quản lý và thiếu tinh thần trách nhiệm.
– Đối với Tư vấn giám sát: (i) Buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách; (ii) Năng lực thực hiện của cán bộ/đơn vị Tư vấn giám sát có phần hạn chế, huy động không đúng nhân sự.
4. Giải pháp đề xuất:
– Tăng cường năng lực cho Tổ chuyên gia.
– Do việc thay đổi thiết kế, cần yêu cầu nhà thầu lập lại tiến độ thi công để đảm bảo thời gian hoàn thành như trong hợp đồng đã ký kết hoặc điều chỉnh.
– Đối với một số vấn đề quan ngại về chất lượng, cần được tiếp theo dõi và đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp.
– Chủ đầu tư cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
II – KIỂM TOÁN NỘI BỘ:
1. Thực trạng
-Tiểu dự án WB8 tỉnh Thanh Hóa đang triển khai thi công bao gồm 24 hồ các loại.
– Tổng giá trị giải ngân lũy kế đến 31/12/2018 là 34.712 triệu đồng.
– Cơ cấu tổ chức kế toán bao gồm 01 kế toán trưởng và thủ quỹ, kế toán viên.
– Hệ thống Báo cáo tài chính và sổ sách kế toán đầy đủ theo quy định.
2. Phát hiện, nguyên nhân, giải pháp xử lý.
a. Phát hiện
-Tính tới ngày kết thúc kiểm toán (07 tháng 05 năm 2019), Gói thầu số 1: Tư vấn cập nhật dự án đầu tư (FS), lập báo báo an toàn đập, tham vấn cộng đồng TDA1 và Gói thầu số 02: Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường – xã hội (ESIA và ĐTM), báo cáo kế hoạch hành động tái định cư (RAP), báo cáo kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) đang thực hiện chậm so với kế hoạch đề ra. Cụ thể:
STT |
Tên gói thầu |
Ngày ký hợp đồng |
Ngày dự kiến hoàn thành |
Khối lượng nghiệm thu (%) |
1 |
Gói thầu số 1: Tư vấn cập nhật dự án đầu tư (FS), lập báo báo an toàn đập, tham vấn cộng đồng TDA1 |
17/10/2017 |
2/1/2019 |
90% |
2 |
Gói thầu số 02: Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường – xã hội (ESIA và ĐTM), báo cáo kế hoạch hành động tái định cư (RAP), báo cáo kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) |
13/11/2017 |
13/1/2018 |
90% |
-Tính đến thời điểm kết thúc kiểm toán, Dự án chưa có đầy đủ Biên bản đối chiếu công nợ đối với các nhà thầu tại thời điểm cuối năm tài chính.
– Đơn vị ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ chưa phù hợp với quy định tại Thông tư 195/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư. Khi thanh toán cho các nhà thầu, Ban quản lý chưa phản ánh tỷ giá thanh toán ngoại tệ theo tỷ giá theo phương pháp giá bình quân gia quyền. Do đó, tại 31/12/2018 khoản mục Tiền gửi ngân hàng phản ánh thiếu số tiền 491.236.211 đồng. Đồng thời trên Bảng cân đối kế toán tổng tài sản/ Tổng nguồn vốn của dự án bị thiếu tương ứng 491.236.211 đồng.
b. Nguyên nhân
Theo phản hồi của BQLDA, các nhà thầu tư vấn đã gửi báo cáo tư vấn trình phê duyệt tuy nhiên cho đến thời điểm kiểm toán vẫn chưa được phê duyệt và nghiệm thu.
BQLDA đã thực hiện gửi BB đối chiếu công nợ nhưng chưa nhận được phản hồi.
Khi thanh toán cho các nhà thầu, Ban quản lý chưa phản ánh tỷ giá thanh toán ngoại tệ theo tỷ giá theo phương pháp giá bình quân gia quyền theo quy định.
c. Giải pháp
-BQLDA cần phối hợp với Ngân hàng Thế giới và bên liên quan nhằm rà soát và nghiệm thu báo cáo tư vấn kịp thời nhằm đảm bảo tiến độ dự án.
– BQLDA cần tiếp tục tiến hành đối chiếu số dư công nợ với nhà thầu tại thời điểm cuối năm và tiến hành điều chỉnh chênh lệch nếu có.
– Ban Quản lý cần thực hiện theo quy định tại Điều 13. Hướng dẫn kế toán áp dụng cho Ban quản lý dự án đầu tư, Thông tư 195/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư. Theo đó, phần nội dung hướng dẫn hạch toán tài khoản Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái quy định:
“Số chênh lệch tăng tỷ giá (hoặc giảm) phát sinh trong kỳ được phản ánh trên Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” được bù trừ giữa số tăng và số giảm và theo dõi luỹ kế đến thời điểm dự án, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao”
-Ban quản lý cần hạch toán bổ sung bút toán về Chênh lệch tỷ giá cho phù hợp quy định. Bút toán điều chỉnh: Phản ánh tăng tiền gửi ngân hàng, tăng khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái số tiền 491.236.211 đồng.
– Nợ TK 1122/ Có TK 413: số tiền 491.236.211 đồng
III. GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN TOÀN MÔI TRƯỜNG & XÃ HỘI.
III.1. Về Tái định cư:
a. Thực trạng
Tiểu dự án Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Đồng Bể, tỉnh Thanh Hóa thuộc dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) do Ngân hàng Thế giới tài trợ được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 777/QĐ-UBND ngày 08/3/2016, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng tại Quyết định số 3049/QĐ-UBND ngày 21/8/2017.
Mục tiêu đầu tư: Sửa chữa, nâng cấp công trình đầu mối hồ chứa nước Đồng Bể nhằm đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du, bảo đảm cấp nước tưới ổn định cho 255 ha đất canh tác của các xã Hợp Thành, Triệu Thành, huyện Triệu Sơn và xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi ảnh hưởng:
– Việc thực hiện Tiểu dự án Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Đồng Bể, tỉnh Thanh Hóa ảnh hưởng đến 30 hộ (05 hộ thuộc xã Xuân Du, 25 hộ thuộc xã Triệu Thành) bị ảnh hưởng do mất đất và công trình, cây cối, hoa màu, v.v… và đất công ích của 01 tổ chức là UBND xã Triệu Thành. Không có hộ bị ảnh hưởng nặng (do mất từ 20% tổng diện tích đất sản xuất, hoặc 10% đối với hộ dễ bị tổn thương), không có hộ bị ảnh hưởng di rời. Có 29 hộ dân tộc Kinh và 01 hộ dân tộc Mường. Tiểu dự án không bị ảnh hưởng do cắt nước thi công.
– Xây dựng tiểu dự án sẽ ảnh hưởng 34.361,52 m2 đất. Trong đó: Diện tích thu hồi đất là: 27.171,02m2; cụ thể: diện tích đất nông nghiệp là 5.535,92 m2, diện tích đất ở là 1.112,9 m2, diện tích đất NTTS là 919,7 m2, diện tích đất rừng sản xuất là 4.646,3m2, diện tích đất trồng hàng năm khác là 4.273,5 m2, diện tích đất khác (giao thông, thủy lợi, đất bằng chưa sử dụng, đất bằng hàng năm khác): 10.682,70 m2. Diện tích đất bị ảnh hưởng tạm thời (không thu hồi đất) là: 7.190,5 m2.
b. Phát hiện, nguyên nhân, giải pháp.
Công bố thông tin và tham vấn cộng đồng:
-Kết quả giám sát cho thấy việc phổ biến thông tin, tham vấn cộng đồng và sự tham gia của người dân trong khu vực Tiểu đã được thực hiện khá đầy đủ. Hoạt động phổ biến thông tin của dự án được bắt đầu Từ ngày 10/04/2016 đến ngày 15/04/2016.
– Có ít nhất 06 cuộc họp tham vấn cộng đồng đã được tiến hành tại các xã Xuân Du và xã Triệu Thành, tổng số người tham dự là 141 người (85 nam và 56 nữ). Nội dung của cuộc họp tham vấn cộng đồng bao gồm các vấn đề: phổ biến thông tin của Tiểu dự án; hướng dẫn quy trình thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng; phổ biến chính sách đền bù giải phóng mặt bằng… Thành phần tham dự cuộc họp tham vấn cộng đồng bao gồm: đại diện Ban quản lý dự án, đại diện UBND các xã/phường, tổ trưởng các thôn/xóm và các hộ bị ảnh hưởng bởi Tiểu dự án.
Kiểm kê tài sản bị thiệt hại và lập phương án bồi thường
-Quá trình kiểm đếm cho các hộ BAH được bắt đầu từ 09/8/2017 đến 06/10/2017
– Tất cả các hộ gia đình được phỏng vấn cho biết kết quả kiểm đếm được thông báo lại cho hộ sau khi kết thúc buổi kiểm đếm và niêm yết tại trụ sở UBND xã. Biên bản kiểm kê của mỗi hộ gia đình BAH thể hiện rõ loại đất, vị trí đất, loại và số lượng cây cối, diện tích hoa màu BAH.
Sau khi kết thúc quá trình kiểm kê, UBND huyện Triệu Sơn và Như Thanh đã phê duyệt các 04 phương án bồi thường như sau:
+ Quyết định số 3290/QĐ-UBND ngày 13/12/2017 của UBND huyện Như Thanh về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư công trình Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Đồng Bể cho các hộ BAH tại xã Xuân Du, huyện Như Thanh
+ Quyết định số 4092/QĐ-UBND ngày 02/07/2018 của UBND huyện Như Thanh về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư công trình Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Đồng Bể cho các hộ BAH tại xã Xuân Du, huyện Như Thanh
+ Quyết định số 7750/QĐ-UBND ngày 12/12/2017 của UBND huyện Triệu Sơn về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư công trình Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Đồng Bể cho các hộ BAH tại xã Triệu Thành
+ Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 29/03/2018 của UBND huyện Triệu Sơn về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư công trình Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Đồng Bể cho các hộ BAH tại xã Triệu Thành
Chi trả tiền bồi thường
-Việc chi trả tiền bồi thường hỗ trợ cho các hộ được Bắt đầu 25/12/2017 kết thúc ngày 04/2/2018 và được chi trả tại nhà văn hóa của các thôn/xóm
– Tính đến thời điểm báo cáo, tất cả 30 hộ BAH đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ. Tổng số tiền đã trả bồi thường: 1,65 tỷ đồng.
– Công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn thành 100%, tất cả các hộ BAH đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng.
Giám sát nội bộ
PPMU Thanh Hóa đã có một cán bộ chuyên trách vấn đề liên quan đến công tác thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Tiểu dự án. Cán bộ phụ trách TĐC của Tiểu dự án cũng đã nắm được những chính sách bồi thường của nhà tài trợ và của dự án. Cán bộ phụ trách TĐC đã theo sát công việc và xây dựng mối quan hệ và kết nối rất tốt và chặt chẽ giữa Ban Quản lý Dự án, Hội đồng Bồi thường và Ủy ban Nhân dân Xã trong việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên còn một số vấn đề chính sách bồi thường hỗ trợ cho các hộ BAH đặc biệt là cho các hộ thuộc nhóm dễ BTT đang có sự khác biệt giữa chính sách của tỉnh và khung chính sách của dự án, do vậy cũng gây ra một số khó khăn trong công tác áp dụng và chi trả bồi thường, hỗ trợ cho các nhóm dễ BTT.
Hỗ trợ người dễ bị tổn thương và ổn định nâng cao đời sống
-Các chính sách hỗ trợ, phục hồi sinh kế cho các hộ BAH được thực hiện theo Khung CS TĐC của dự án và theo Quyết định số QĐ 3162/2014/QĐ-UBND ngày 26/09/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Khiếu kiện, khiếu nại
-Theo kết quả làm việc với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan, trong khu vực Tiểu dự án không có trường hợp thắc mắc khiếu nại nào của các hộ BAH.
– Tuy nhiên hiện nay có 09 hộ thuộc nhóm dễ BTT chưa được nhận hỗ trợ từ dự án. Theo KCS hộ gia đình có phụ nữ làm chủ, hộ gia đình có người tàn tật, người già không nơi nương tựa) sẽ nhận đươc sự hỗ trợ như cho các hộ gia đình nghèo theo quy định của UBND tỉnh. Tuy nhiên theo QĐ 3162/2014 quy định về BTHTTDC khi nhà nước thu hồi đất lại ko để cập đến mức hỗ trợ cho các trường hợp này
Các vấn đề khác tại PPMU
-PPMU Thanh Hóa cũng mong muốn được đơn vị tư vấn và CPO hướng dẫn thêm về thực hiện và giám sát chính sách an toàn xã hội để có thể triển khai tốt hơn ở những tiểu dự án tiếp theo, đặc biệt là chính sách hỗ trợ cho các hộ thuộc nhóm dễ BTT.
– Việc lưu trữ hồ sơ, văn bản giấy tờ: Tất cả các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ cho các hộ BAH đều được lưu giữ rất đầy đủ.
III.2. Giới và Dân tộc thiểu số:
1. Thực trạng
a. Kết quả 1: Nâng cao an toàn đập, cải thiện điều kiện thủy lợi
1.1.1. Các chỉ số đã đạt
– Tất cả các TDA đều: Không thuê lao động trẻ em. Thực tế khảo sát không thấy có trẻ em tham gia lao động và trong hợp đồng thi công giữa nhà thầu và Ban QLDA cũng đã đề cập đến điều khoản này
– Tất cả các TDA Lao động nam và nữ sẽ nhận được tiền công lao động như nhau cho cùng một loại công việc; Tiền công giao động từ 180-280 nghìn/ngày, chưa bao gồm tiền ăn trưa. Tuỳ từng mức độ công việc khác nhau mà mức lương sẽ khác nhau
1.1.2. Các chỉ số chưa đạt/chưa thực hiện:
– Chưa có số liệu thống kê về việc ưu tiên hộ nghèo, hộ dễ bị tổn thương tham gia vào lao động phổ thông. Chưa có sự kết nôi giữa nhà thầu và chính quyền địa phương các xã
b. Kết quả 2: Tăng cường năng lực cho người dân để khai thác lợi thế của tiểu dự án
Chưa thực hiện hoạt động của kết quả này để đạt Tối thiểu 30% phụ nữ tham gia vào các buổi học khuyến nông
c. Kết quả 3: Nâng cao nhận thức về các tệ nạn xã hội tiềm năng cho các đối tượng dễ bị tổn thương
– Chưa thực hiện: Chương trình phòng chống HIV/AIDS và buôn bán người:
– Chưa thực hiện: Chương trình giảm thiểu rủi ro dựa vào cộng đồng: Thông tin về giảm thiêu rủi ro sẽ được chuyển tới các xã, thôn BAH bởi dự án sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia với trọng tâm là các hộ nghèo và các hộ dễ bị tổn thương (ví dụ nhóm người DTTS, hộ gia đình có chủ hộ là nữ, hộ có người già, người tàn tật)
– Chưa thực hiện: Các tài liệu, thông tin phải phù hợp về ngôn ngữ, văn hóa và giới, đặc biệt cần phải dịch ra nhiều thứ tiếng dân tộc tùy thuộc vào từng vùng;
– Chưa thực hiện: Hội phụ nữ, đại diện trung tâm phòng chống HIV/AIDS và xã sẽ đào tạo các tuyên truyền viên cho mỗi xã/thôn trong vùng dự án.
– Chưa thực hiện: Chương trình sẽ được thực hiện tại các thôn và trong phiên chợ thông qua phân phát tài liệu dự án, tài liệu về chương trình và sử dụng loa phóng thanh
Chương trình giảm thiểu nguy cơ trong quá trình xây dựng:
– Chưa thực hiện: PMU và nhà thầu sẽ phối hợp chặt chẽ với các dịch vụ y tế ở xã, huyện để triển khai các chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo, phòng, chuẩn đoán và điều trị bệnh cho người lao động.
– Chưa thực hiện: Tất cả các chương trình và tài liệu được xây dựng có lồng ghép các vấn đề giới, bao gồm tính dễ bị tổn thương và nhu cầu của nam và nữ.
– Chưa thực hiện: Nhà thầu sẽ: Triển khai các chương trình tăng cường nhận thức cho người lao động và cộng đồng bao gồm thông tin, giáo dục, tuyên truyền đề cập đến vấn đề lây nhiễm HIV và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa.
– Chưa thực hiện: Tư vấn miễn phí và khuyến khích người lao động xét nghiệm HIV để đảm bảo rằng tất cả họ biết về tình trạng sức khỏe của mình.
– Chưa thực hiện: Hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế và động viên những người nhiễm HIV thừa nhận họ đã nhiễm HIV;
– Chưa thực hiện: Cung cấp các thiết bị y tế (phát bao cao su miễn phí) cho công nhân tại lán trại;
Tuy nhiên về phía các nhà thầu cũng đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho các công nhân viên và cũng đã có tư vấn cho các cán bộ công nhân viên, lao động tìm đến trạm y tế xã khi cần thiết cần được tư vấn. Tại các nhà thầu chưa có cán bộ chuyên trách, kinh nghiệm tập huấn, truyền thông về phòng chống HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục
d)Kết quả 4: Quản lý dự án
– Chưa thực hiện: Đào tạo/tập huấn nâng cao nhận thức về Giới sẽ được cung cấp cho nhân viên Ban QLDA, các tổ chức địa phương và các nhà thầu.
– Chưa thực hiện: Tất cả các hoạt động phát triển năng lực sẽ bao gồm các mục tiêu cho phụ nữ tham gia và dân tộc thiểu số.
III. 3. Về Dân tộc thiểu số: Tiểu dự án Hồ ĐỒNG BỂ đã triển khai EMDP
1.NGUYÊN NHÂN CHƯA THỰC HIỆN GAP – EMDP
2.CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI KHÁC
Qua thực tế khảo sát tại hiện trường và phỏng vấn một số hộ dân, người lao động tư vấn nhận thấy còn một số tồn đọng:
– Một số nhà thầu chưa có đường dây nóng/số điện thoại liên quan tới công tác tư vấn chăm sóc, sức khoẻ, khám chữa bệnh cho các cán bộ/công nhân viên, người lao động
– Các lao động phần nhiều chưa được tập huấn về phòng chống HIV/AIDS, STIs.
– Một số lao động đang làm việc chưa có hợp đồng, cũng như chưa được đóng bảo hiểm theo quy định
– Một số nán trại chưa đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường như chưa có thùng rác, nhà vệ sinh còn tạm bợ. Nhà tắm không kín đáo
– Một số nhà thầu chưa có tủ thuốc được đặt tại khu nán trại, nhà điều hành hay tủ thuốc lưu động tại công trường. Một số tủ thuốc chưa có bao cao su còn nghèo nàn ít thuốc.
– Việc xe tải chuyên trở nguyên vật liệu thi công quá trọng lượng đã làm hỏng, nún đường đi lại của bà con. Hoặc xe chở vật liệu đi chung với đường đi lại của dân địa phương, bụi bẩn, thiếu che chắn, không được tưới nước rửa đường. Người dân phản ánh rất nhiều về tình trạng bụi bặm.
– Việc xả nước, tháo nước trong hồ đập trong quá trình thi công cần thông báo với tần suất nhiêu hơn nữa đối với hộ dân để nguòi dân nắm rõ tránh tình trạng nước hồ cạn gây thiệt hải việc nuôi trồng thuỷ sản/cá của bà con.
– Đơn vị thi công thiếu/không có các biển báo hiệu cần thiết (Biển báo công trình, biển cảnh báo khu vực nguy hiểm, số điện thoại liên hệ, biển chỉ dân an toàn, nội quy công trường, thiếu bình phòng cháy chữa cháy…)..
3.KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT
a) Kết luận:
– Chỉ có tiểu dự án Đồng Bể tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện lồng ghép GAP và EMDP. Trong khi đó, các tỉnh còn lại hầu hết chưa thực hiện 2 kế hoạch này. Tuy nhiên, một vài chỉ số trong GAP cũng đã đạt được như không sử dụng lao động trẻ em, nhà thầu có tuyển dụng lao động địa phương, lao động nữ và các hộ bị ảnh hưởng gần ngay khu vực thi công các hồ, đập.
b) Đề xuất:
Về phía Ban QLDA
– Tư vấn hỗ trợ ban thực hiện báo cáo SA/ESIA cũng cần trao đổi rõ với các ban về việc vì sao cần phải thực hiện những chính sách an toàn của WB. Cũng như hướng dẫn các ban về việc thực hiện, ngân sách thực hiện cho các hoạt động này.
– Cần có chuyên gia/tư vấn hướng dẫn thực hiện các chính sách an toàn của WB như đã đề xuất trong các báo cáo SA/ESIA đã được lập.
– Từ phía cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi thực hiện các chương trình chính sách an toàn cũng cần được tham gia tập huấn, đào tạo . Bên cạnh đó, họ cũng cần cam kết sẽ tham gia thực hiện lâu dài trong suốt quá trình thực hiện dự án. Trường hợp cán bộ đó không còn làm trong dự án cũng cần truyền đạt lại những nội dung này cho người kế nghiệp nhiệm vụ của mình.
– Ban QLDA cũng cần đưa ra công văn/ thông báo với các bên liên quan cùng phối hợp với các nhà thầu, chính quyền địa phương thực hiện các chỉ số như đã đề cập trong GAP – EMDP
Về phía các nhà thầu
– Cũng cần phải lập các biểu mẫu theo dõi nhân sự của đơn vị. Bên cạnh đó những điều khoản được cam kết/ký về các chính sách an toàn trong hợp đồng giữa nhà thầu với ban quản lý cũng cần phải thực hiện. Tránh trường hợp đưa ra nhưng không/chưa thực hiện như hiện nay.
– Nhà thầu cũng phải cử cán bộ theo dõi, chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách an toàn xã hội theo như yêu cầu. Các cán bộ này cũng cần được tập huấn, đào tạo về chính sách WB
– Nhà thầu cần có sự kết nối, thông báo tuyển dụng đến với chính quyền địa phương sở tại, với trưởng thôn, chi hội phụ nữ các thôn về nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông, lao động nữ, lao động là các hộ BAH.
– Tại các nán trại của nhà thầu cần đảm bảo an toàn, sạch sẽ cho các công nhân. Tủ thuốc cố định và di động cũng cần phải có trong các nhà thầu. Trong tủ thuốc ngoài các loại thuốc thiết yếu, bông băng cũng cần phải có bao cao su sẵn có được đặt trong đó.
– Nhà thầu cũng cần phải có số điện thoại, đường dây nóng ít nhất là của trạm y tế xã tư vấn về chăm sóc sức khoẻ cho các cán bộ công nhân viên, người lao động. Số điện thoại cần dán ngay tại nán trại, nhà điều hành của đơn vị thi công.
– Đối với các lao động nhà thầu cần phải có hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm y tế, xã hội đầy đủ.
III.4. VỀ MÔI TRƯỜNG
1. Khối lượng công việc và tiến độ thi công
– Dự án WB8 tại tỉnh Thanh Hóa do Ban Quản lý dựán đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa làm Chủ đầu tư, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BộNN&PTNT) thỏa thuận số lượng hồ là 24 hồ chứa bao gồm:
+ 01 hồ chứa thuộc tiểu dự án năm đầu;
+ 11 hồ chứa thuộc Tiểu dự án 1;
+ 12 hồ chứa thuộc Tiểu dự án 2.
Tiểu dự án thực hiện từ năm thứ nhất (Hồ Đồng Bể) hiện đã ước đạt 98% giá trị khối lượng theo hợp đồng đã ký. Tiểu dự án 1 hiện đang tổ chức lựa chọn nhà thầu Tư vấn khảo sát, lập thiết kế. Tiểu dự án 2 hiện nay đang thực hiện chuẩn bị đầu tư dựán.
2. Công tác tổ chức và nhân sự giám sát an toàn môi trường
– Ban quản lý dự án (PPMU) Thanh Hóa đã có cơ cấu tổ chức với đầy đủ các bộ phận chuyên trách khác nhau, trong đó có 1 cán bộ phụ trách về an toàn môi trường và xã hội.
– Cán bộ phụ trách về an toàn môi trường của tư vấn giám sát và nhà thầu thi công tại thời điểm đoàn kiểm tra đã có mặt tại công trường.
3. Một số tồn tại cần khắc phục và khuyến nghị của đoàn giám sát
TT |
Phát hiện |
Khuyến nghị |
1 |
Chưa cung cấp được đầy đủ các giấy tờ: – Các giấy tờ liên quan tới công tác vận chuyển chất thải kèm tuyến đường vận chuyển – Giấy tờ minh chứng công tác tập huấn an toàn môi trường của nhà thầu cho công nhân – Hợp đồng thu gom và vận chuyển xử lý chất thải nguy hại |
– Nhà thầu cần lập đầy đủ các hồ sơ về công tác an toàn. – PPMU và Tư vấn giám sát cần đôn đốc nhà thầu tuân thủ đầy đủ các quy định và có đủ các giấy tờ pháp lý mới cho thi công. |
2 |
Công tác tập huấn an toàn môi trường cho công nhân tham gia thi công trên công trường |
Nhà thầu cần cung cấp giấy tờ chứng minh công tác tập huấn về công tác an toàn cho toàn bộ công nhân đã được thực hiện. Tư vấn giám sát cần kiểm tra đầy đủ và đảm bảo công nhân đã được tập huấn mới được tham gia thi công trên công trường. |
3 |
Bãi tập kết nguyên vật liệu còn bừa bãi, chưa được thu dọn. |
Đề nghị nhà thầu cần thu gom, dọn dẹp hàng ngày và có các biện pháp bảo vệ trang thiết bị máy móc khỏi bị hư hỏng. |
4 |
Thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt của công nhân: – Khu vực thi công không có đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt nên nhà thầu tự thu gom và xử lý bằng phương pháp đốt ngay tại khu vực |
– Nhà thầu cần trang bị các thùng chứa rác thải sinh hoạt tại khu công trường và khu lán trại công nhân theo đúng cam kết trong kế hoạch hoạch bảo vệ môi trường (mỗi nơi từ 2-3 thùng chứa) |
5 |
Rác thải nguy hại: – Nhà thầu chưa có hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại tại khu công trường và khu lán trại công nhân – Các chất thải nguy hại như thùng chứa dầu, dầu thải,… chưa được thu gom theo đúng quy định |
– Tại khu công trường và khu lán trại công nhân, nhà thầu cần trang bị ít nhất mỗi nơi 01 thùng chứa chất thải nguy hại (có nhãn, có nắp đạy) – Bố trí ít nhất 01 vị trí để tập kết các chất thải nguy hại. Vị trí tập kết này phải được xây dựng theo đúng quy định (có mái che, nền chống thấm và có biển báo,…) |
6 |
Nhà thầu đa trang bị tủ thuốc y tế, bình phòng cháy chữa cháy nhưng lại không đặt tại khu vực lán trại thi công. |
Nhà thầu cần trang bị ít nhất 01 tủ thuốc với đầy đủ các dụng cụ và thuốc sơ cứu ban đầu, trang bị 4-6 bình chữa cháy tại khu vực dễ xảy ra cháy nổ Ở CÔNG TRƯỜNG THI CÔNG (khu tập kết nhiên liệu,..) và duy trì trong suốt quá trình thi công. |