Báo cáo nhanh Lâm Đồng

KẾT QUẢ GIÁM SÁT DỰ ÁN SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP (WB8), TỈNH LÂM ĐỒNG
Thực hiện: Tư vấn Giám sát độc lập bên thứ 3, bao gồm cả kiểm toán nội bộ (ISC)
(Kèm theo Văn bản số 1309/CPO-WB8 ngày 23/10/2019 của Ban CPO)
1. GIÁM SÁT THỰC HIỆN DỰ ÁN
1.1. Thông tin chung
Dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập” (WB8) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ WB8 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 4638/QĐ-BNN-HTQT ngày 09/11/2015. Theo đó, tỉnh Lâm Đồng được đầu tư xây dựng sửa chữa, nâng cấp 9 hồ chứa, với Tổng mức đầu tư: 239.232.000.000 VNĐ, tương đương 10,65 triệu USD, trong đó:
– Phần vốn WB là: 10,065 triệu USD.
– Phần vốn đối ứng là: 0,56 triệu USD.
Vốn UBND tỉnh vay lại với tỷ lệ 25% vốn WB tương đương với 56,731 tỷ đồng, UBND tỉnh đã ký Thỏa thuận vay lại ngày 18/07/2018.
1.2. Cơ cấu tổ chức của PPMU
Ban quản lý dự án đã có cơ cấu tổ chức với đầy đủ các bộ phận chuyên trách.
1.3. Thiết kế, thi công
a) Thực trạng
Tỉnh Lâm Đồng có 02 Tiểu Dự án thuộc Dự án WB8 bao gồm:
– Tiểu Dự án 1: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Đạ Tẻh. Hiện tại đang thi công và hoàn thành khoảng 55% khối lượng công việc.
– Tiểu Dự án 2: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập cho 08 hồ chứa. Hiện tại Tiểu dự án 2 đã phê duyệt xong Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 1232/QĐ-UBND ngày 06/06/2019 và chuẩn bị mở thầu thiết kế BVTC.
b) Hồ sơ thiết kế:
Qua kiểm tra xác suất hồ sơ thiết kế Tiểu Dự án 2,tư vấn ISC có một số phát hiện như sau:
(1) Hồ Lộc Thắng:
– Trong báo cáo an toàn đập có kết luận thấm qua vai và một số điểm ở vị trí giữa đập, tuy nhiên thiết kế cơ sở không thiết kế chống thấm mà chỉ làm đống đá tiêu nước và thiết bị thoát nước áp mái hạ lưu đến cao trình 833m. Theo ISC việc này là chưa đủ vì với các kết quả hạn chế của việc khảo sát dùng cho thiết kế cơ sở là chưa đủ để đánh giá hết nguyên nhân gây thấm, do đó việc không dự phòng các biện pháp chống thấm và đến giai đoạn BVTC việc khảo sát kỹ càng hơn thì lúc đó sẽ phát sinh vốn cho các biện pháp chống thấm đẫn đến việc có thể phải duyệt lại quy mô.
– Trong tính toán thuỷ lực dốc nước tràn, đơn vị TVTK lấy cột nước điều tiết lũ trên mặt tràn làm cột nước tính toán đoạn đầu dốc nước là không đúng (việc này sẽ ảnh hưởng đến đường mặt nước trên dốc và cột nước tiêu năng cuối dốc).
(2) Hồ số 4
– Trong báo cáo an toàn đập có kết luận thấm qua vai và một số điểm ở vị trí giữa đập, tuy nhiên thiết kế cơ sở không thiết kế chống thấm mà chỉ làm đống đá tiêu nước và thiết bị thoát nước áp mái hạ lưu đến cao trình 793m. Theo ISC việc này là chưa đủ vì với các kết quả hạn chế của việc khảo sát dùng cho thiết kế cơ sở là chưa đủ để đánh giá hết nguyên nhân gây thấm, do đó việc không dự phòng các biện pháp chống thấm và đến giai đoạn BVTC việc khảo sát kỹ càng hơn thì lúc đó sẽ phát sinh vốn cho các biện pháp chống thấm đẫn đến việc có thể phải duyệt lại quy môm.
– Khi tính toán điều tiết lũ cho tràn (dạng ophixerop) và tính toán đường mặt nước trên mặt tràn, tại mặt cắt cuối tại chân ngưỡng tràn TVTK tính toán được hc và hc’’ sau đó kết luận hc’’>hh và có nước nhảy phóng xa nhưng không có biện pháp tiêu năng mà lấy luôn hh để tính thuỷ lực cho dốc nước. Theo ISC việc tính này sai vì cần phải xác định đường dạng đường mặt nước trên dốc sau đó mới kết luận được hh đầu dốc là bao nhiêu lúc đó mới lấy giá trị này tính toán thuỷ lực chi tiết cho dốc nước.
– Đập này là đập cấp III có khối lượng đắp và mặt bằng đắp rộng lớn có thể thi công cơ giới, nhưng hệ số đầm chặt chỉ chọn K>0.95 là chưa hợp lý.
(3) Hồ Suối Đỉa:
– Có sự không khớp nhau giữa lưu lượng đỉnh lũ trong báo cáo an toàn đập và báo cáo tính toán thuỷ văn được phê duyệt.
STT |
Hồ chứa |
Báo cáo ATĐ |
Báo cáo thuỷ văn |
||||
Q0,1% |
Q0,5% |
Q1,5% |
Q0,1% |
Q0,5% |
Q1,5% |
||
1 |
Suối Đỉa |
110,53 |
99,52 |
90,97 |
83,02 |
73,13 |
66,91 |
– Trong báo cáo an toàn đập có kết luận thấm gây ẩm ướt và sình lầy mái hạ lưu, vị trí ở chân đập và 2 vai, tuy nhiên thiết kế cơ sở không thiết kế chống thấm mà chỉ làm đống đá tiêu nước và thiết bị thoát nước áp mái hạ lưu. Theo ISC việc này là chưa đủ vì với các kết quả hạn chế của việc khảo sát dùng cho thiết kế cơ sở là chưa đủ để đánh giá hết nguyên nhân gây thấm, do đó việc không dự phòng các biện pháp chống thấm và đến giai đoạn BVTC việc khảo sát kỹ càng hơn thì lúc đó sẽ phát sinh vốn cho các biện pháp chống thấm đẫn đến việc có thể phải duyệt lại quy mô.
– Thuỷ lực tràn xả lũ và dốc nước: Để tăng khả năng tháo tràn, đơn vị TVTK đã thiết kế dạng tràn móng ngựa với B=15m (cung tròn), tuy nhiên dốc nước ngay sau lại thu hẹp về khoảng 6-8m (bản vẽ không có kích thước) và không tính toán thuỷ lực xác định khả năng tháo của dốc nước xem liệu với dốc nước thu hẹp như vậy có đủ khả năng tháo hết với lưu lượng xả qua tràn móng ngựa chảy tự do với B=15m, nếu mực nước sau dốc dềnh lên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tháo của tràn móng ngựa và mực nước lũ trong hồ sẽ dâng cao.
(4) Hồ Cây Xoài:
– Có sự không khớp nhau giữa lưu lượng đỉnh lũ trong báo cáo an toàn đập và báo cáo tính toán thuỷ văn được phê duyệt.
STT |
Hồ chứa |
Báo cáo ATĐ |
Báo cáo thuỷ văn |
||||
Q0,1% |
Q0,5% |
Q1,5% |
Q0,1% |
Q0,5% |
Q1,5% |
||
1 |
Suối Đỉa |
24,28 |
22,69 |
21,19 |
26,71 |
21,94 |
19,80 |
– Trong báo cáo an toàn đập có kết luận thấm gây ẩm ướt và sình lầy mái hạ lưu, vị trí ở chân đập và 2 vai, tuy nhiên thiết kế cơ sở không thiết kế chống thấm mà chỉ làm đống đá tiêu nước và thiết bị thoát nước áp mái hạ lưu. Theo ISC việc này là chưa đủ vì với các kết quả hạn chế của việc khảo sát dùng cho thiết kế cơ sở là chưa đủ để đánh giá hết nguyên nhân gây thấm, do đó việc không dự phòng các biện pháp chống thấm và đến giai đoạn BVTC việc khảo sát kỹ càng hơn thì lúc đó sẽ phát sinh vốn cho các biện pháp chống thấm đẫn đến việc có thể phải duyệt lại quy mô.
– Thuỷ lực tràn xả lũ và dốc nước: Phía sau ngưỡng tràn (cách khoảng 6m) là dốc nước dạng cống với kích thước nxBxH=2×1,4×2,0m. Đơn vị TVTK tính toán điều tiết lũ và xác định cột nước trên tràn, sau đó lấy cột nước đầu dốc h=0,838m và tính về cuối dốc được h=0,82 với B=3,0m. Việc này theo ISC là sai, không rõ h=0,83m ở đầu dốc lấy ở đâu và B dốc nước lấy bằng 3m là ở đâu (B của 02 khoang cống chỉ là 2,8m)
Kiến nghị:
– Cần thống nhất lại các thông số tính toán lũ giữa báo cáo an toàn đập và báo cáo FS của Tiểu Dự án.
– Cần dự trù các biện pháp chống thấm, tính toán kinh phí để sang giai đoạn BVTC có thể khảo sát kỹ hơn tìm ra nguyên nhân thấm và xử lý mà không phát sinh thêm vốn.
– Tính toán khả năng tháo của các công trình sau ngưỡng tràn (dốc nước, cống thoát..) đảm bảo rằng việc tính toán điều tiết lũ đã sử dụng với mặt tràn thiết kế là đúng để không ảnh hưởng đến khả năng tháo của tràn
c) Công tác thi công ngoài hiện trường:
Tư vấn ISC đã tiến hành kiểm tra hiện trường Hồ Đạ Tẻh, xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tảh, thuộc tiểu dự án 01 của tỉnh Lâm Đồng, có một số nội dung sau:
– Hiện nay đã thi công gần xong hạng mục giá cố mái thượng lưu, đang tiến hành thi công mái hạ lưu đập, đống đá tiêu nước và nhà QLVH. Khối lượng ước đạt khoảng 55%. Một số phát hiện:
– Ngay thượng lưu hồ bên vai phải đập (cách mặt đập chính khoảng 50m) là bãi tập kết vật liệu cát của một đơn vị trong vùng (cao trình đỉnh đống cát cao hơn cả mặt đập). Kiến nghị cần phải di dời ngay đống cát khỏi phạm vi chân đập và không cho hút, khai thác cát ở đây vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của mái thượng lưu đập.
– Trong thiết kế tấm bê tông mái thượng lưu, mỗi tấm có kích thước 2x2m và giữa các tấm là khe lún nhưng lại không có khớp nối hay vật liệu chống thấm lấp đầy (giấy dầu nhựa đường…). Một đoạn tấm bên vai phải đơn vị thi công có đổ theo băng lớn hơn 2m sau đó dùng máy cắt để cắt khe lún nhưng nhiều tấm cắt không hết, việc này nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến ổn định của các tấm khi mực nước trong hồ rút nhanh.
– Tường dốc nước tràn xả lũ: Được thiết kế neo bù vào tường tràn cũ và làm cáo hơn tường cũ khoảng 2m. Như vậy tường này chịu áp lực đẩy của đất sau lưng tường là chính, tuy nhiên thanh thép chịu lực (thanh đứng) lại được buộc nằm bên trong thanh cấu tạo là thanh ngang (thanh ngang nằm gần mép ngoài của bê tông).
– Về hồ sơ quản lý chất lượng:
+ Tuy đã đắp xong mái đập nhưng chưa có biên bản nghiệp thu hoàn thành công tác đắp.
+ Nhiều biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào không ghi rõ khối lượng các vật liệu được nghiệm thu, làm cơ sở để xác định số mẫu hoặc tổ mẫu cần lấy để thí nghiệm.
+ Biên bản lấy mẫu đất thí nghiệm tại mỏ vật liệu lại ghi là đất tận dụng.
+ Biên bản nghiệm thu các lớp đắp thiếu cao trình trước và sau nghiệm thu nên không các định đường chiều dày lớp nghiệm thu.
1.4. Đấu thầu và giải ngân
1.3.1. Thực trạng
a) Đấu thầu:
1) TDA 1:
– Tư vấn: Đã thực hiện xong toàn bộ 9/9 gói thầu.
– Xây lắp: Đã thực hiện xong 2/2 gói thầu (Rà phá bom mìn và thi công xây dựng hồ Đạ Tẻh).
2) TDA 2:
Chỉ mới trao thầu 05 gói đó là: Lập các chính sách an toàn MT-XH; Giám sát và lập kế hoạch ƯPKC; Lập đề cương khảo sát, lập dự án đầu tư và đề cương báo cáo an toàn đập; Khảo sát, lập FS và lập báo cáo an toàn đập; Chi phí thẩm tra FS và báo cáo an toàn đập.
b) Giải ngân:
Giá trị giải ngân khoảng 34,504 tỷ đồng/Tổng giá hợp đồng 77,905 tỷ đồng. Trong đó:
– Tư vấn: Giải ngân cho 11/14 gói với giá trị là 3,314 tỷ đồng.
– Xây lắp: Giải ngân với giá trị là 31,190 tỷ đồng.
1.3.2. Một số phát hiện
a) Đấu thầu
– Công tác tập hợp hồ sơ chưa được chú trọng, thiếu các tài liệu pháp lý đóng kèm theo báo cáo xét thầu, thiếu chứng chỉ hành nghề đấu thầu và cam kết của các thành viên tham gia chấm thầu đính kèm với quyết định thành lập tổ chuyên gia chấm thầu.
b) Giải ngân:
– Quản lý tiến độ và chất lượng: Xem nhận xét của chuyên gia giám sát thi công. Tuy nhiên có một lưu ý đó là tiến độ thi công đang bị chậm 2 tháng so với tiến độ thi công tổng thể của dự án lý do là vào mùa mưa nên phải dừng thi công 3 tháng.
– Quản lý chi phí đầu tư trong quá trình xây dựng:
+ Tư vấn: Tuân thủ và đảm bảo các quy định hiện hành.
+ Xây lắp: Tuân thủ trong công tác quản lý chi phí.
1.3.3. Nguyên nhân
Về công tác đấu thầu: Do số lượng cán bộ mỏng một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều việc và chưa chú trọng đến công tác quản lý tài liệu, hồ sơ.
Về quản lý quản lý hợp đồng: Do yếu tố khách quan về thời tiết (vào mùa mưa) nên phải dừng thi công 3 tháng.
1.3.4. Giải pháp đề xuất
– Để làm tốt công tác đấu thầu cần: Bổ sung thêm cán bộ và công tác quản lý hồ sơ được sắp xếp khoa học và đầy đủ các tài liệu pháp lý liên quan đến qua trình lựa chọn nhà thầu. Đối với từng gói thầu các văn bản pháp lý liên đến qúa trình đấu thầu và lựa chọn nhà thầu phải được đóng kèm vào các báo cáo đánh giá HSDT của từng gói thầu đó.
– Để đảm bảo tiến độ tại các gói thầu cần yêu cầu nhà thầu lập tiến độ chi tiết và thực tế để theo dõi quản lý.
– Nhà thầu cần tuân thủ đúng các cam kết và biện pháp đảm bảo ATLĐ và VSMT như trong Hồ sơ đề xuất.
– Chủ đầu tư cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
2. KIỂM TOÁN NỘI BỘ
2.1. Thực trạng
Tổng giải ngân lũy kế đến 30/9/2019 là 37.247 triệu đồng.
Cơ cấu tổ chức kế toán bao gồm 01 kế toán trưởng và thủ quỹ, kế toán viên đều là các thành viên kiêm nhiệm.
Hệ thống Báo cáo tài chính và sổ sách kế toán đầy đủ theo quy định.
2.2. Phát hiện, nguyên nhân, giải pháp xử lý
Tại dự án không có các tồn tại về quản lý tài chính, kế toán trong kỳ.
3. GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN TOÀN MÔI TRƯỜNG & XÃ HỘI
Dự án WB8 tỉnh Lâm Đồng bao gồm 2 tiểu dự án:
– Tiểu dự án 1: Sửa chữa nâng cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa nước Đạ Tẻh.
+ Bao gồm 1 hồ Đạ Tẻh, dự án này là dự án chuyển tiếp từ Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác thủy lợi tỉnh Lâm Đồng. Khi đó dự án sử dụng nguồn vốn trong nước để thực hiện một số hạng mục công trình.
Tính đến thời điểm giám sát (31/10/2019) khối lượng thi công tại hồ Đạ Tẻh đạt được khoảng 60%.
– Tiểu dự án 2: Sửa chữa và nâng cấp an toàn đập tỉnh Lâm Đồng: Bao gồm 8 hồ chứa. Danh sách 8 hồ chứa có sự điều chỉnh so với kế hoạch ban đầu. Cụ thể:
+ Hiện tại tiểu dự án đã đươc duyệt báo cáo FS và đang trong quá trình chuẩn bị mở thầu Bản vẽ thi công.
Khó khăn mà PPMU Lâm Đồng đang gặp phải khi thực hiện dự án: Thiếu ngân sách, đặc biệt là chi phí quản lý dự án bị hạn chế.
Nhân sự của PPMU:
– Ban quản lý dự án có bố trí cán bộ phụ trách chính sách an toàn xã hội: Nguyễn Ngọc Hoàng – Kỹ sư Thủy Lợi.
– Thông tin liên lạc: Số ĐT: 0917.460.222 Email: nguyenhoangbkb@gmail.com
3.1. Tiểu dự án giai đoạn 1
3.1.1. Thông tin – Tiến độ chung
Tiến độ thực hiện dự án tính đến thời điểm giám sát (29/10/2019): Hoàn thành Phê duyệt các Báo cáo chính sách an toàn xã hội. Công khai thông tin dự án tại UBND các xã có công trình thi công. Hiện tại chưa có bản thiết kế chi tiết, vì vậy các số liệu về thiệt hại, đền bù, tái định cư chỉ là số liệu dự kiến/tạm tính. Sau khi thực hiện sẽ có báo cáo cập nhật, hoàn thiện. Đang chuẩn bị cho công tác kiểm đếm, đền bù, giải phóng mặt bằng.
Tất cả các hồ tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa triển khai thi công vì vậy các chính sách về an toàn chưa được thực hiện.
Tiếp nhận lại dự án từ Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác thủy lợi tỉnh Lâm Đồng. Tiểu dự án đang triển khai thi công, tính đến thời điểm hiện tại (31/10/2019) Khối lượng thi công ước đạt 60%.
3.1.2. Kế hoạch bồi thường, hỗ trợ tái định cư
Sự khác biệt giữa RAP và thực hiện
STT |
Nội dung |
RAP ( 2015) |
Thực hiện |
Ý kiến tư vấn |
1 |
Số hộ BAH |
12 hộ gia đình (57 người) – Không có hộ bị ảnh hưởng nặng. – Không có hộ nào phải tái định cư, không có doanh nghiệp bị ảnh hưởng, không có người dân tộc thiểu số BAH – Không có hộ dễ bị tổn thương |
13 hộ gia đình ((Bao gồm 11 hộ gia đình và 2 tổ chức (Công ty TNHH Phượng Hùng, Trung tâm Quản lý và khai thác thủy lợi Đạ Tẻh)) Diện tích đất thu hồi: 88.391 m2. Trong 13 hộ BAH, có 6 hộ là người DTTS. Nguồn: CV 1486 QĐ – UBND Quyết định phê duyệt phương án bồi thường. |
Báo cáo RAP ghi số hộ BAH 12 hộ. Biên bản Thầm định Phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư ghi số hộ BAH là 12 hộ. Tuy nhiên, Quyết định 1486/QĐ UBND ngày 29 tháng 12 năm 2009 về việc Phê duyệt Phương án chi tiết Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì số hộ BAH là 13 hộ. Bảng ký nhận tiền là 13 hộ. |
2 |
Tham vấn, phỏng vấn sâu |
PVS 1 cán bộ lãnh đạo dự án tỉnh PVS 2 cán bộ lãnh đạo xã PVS 1 cán bộ Hội Phụ nữ xã Thảo luận nhóm: 2 cuộc với các hộ BAH trực tiếp/gián tiếp tại 2 xã Mỹ Đức và Quảng Trị với số lượng người tham gia 25 người. (nguồn báo cáo SIA 2015) |
Ngày 18 tháng 3 năm 2015. Tham vấn 22 người tại xã Mỹ Đức Nguồn: Báo cáo hành động tái định cư (A-RAP) 2015 |
|
3 |
Hộ dễ bị tổn thương BAH |
Không có Nguồn: Báo cáo SIA 2015 |
6 hộ DTTS Nguồn: Quyết định phê duyệt bồi thường Tái định cư ngày 29 tháng 12 năm 2009 |
Báo cáo SIA được lập năm 2015 trong khi công tác đền bù GPMB đã được thực hiện từ năm 2009, hoàn thành chi trả đền bù năm 2010 |
4 |
Ngân sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC |
VNĐ |
1.023.973.798 VNĐ |
|
5 |
Diện tích thu hồi |
10.000 m2 |
88.391 m2. |
3.1.3. Kế hoạch hành động giới (GAP)
a) Các hoạt động GAP
Đa số các chỉ số về Kế hoạch hành động giới ( GAP ) chưa được thực hiện đầy đủ.
Mục tiêu |
Nội dung |
Thực hiện |
Biện pháp |
Mục tiêu 1: Nâng cao an toàn đập và điều kiện tưới |
30% lao động phổ thông và ưu tiên lao động nữ. |
Có sử dụng lao động địa phương nhưng chưa thống kê được con số cụ thể. |
Yêu cầu nhà thầu cập nhật tình hình sử dụng nhân công địa phương theo bảng theo dõi nhân công mà tư vấn gửi. |
Nam và nữ được trả lương như nhau với cùng 1 công việc. |
Đang thực hiện |
Yêu cầu nhà thầu cập nhật tình hình sử dụng nhân công địa phương theo bảng theo dõi nhân công mà tư vấn gửi. |
|
Nhà thầu không thuê lao động trẻ em. |
Đang thực hiện |
Yêu cầu nhà thầu cập nhật tình hình sử dụng nhân công địa phương theo bảng theo dõi nhân công mà tư vấn gửi. |
|
Tạo điều kiện cho hộ dễ bị tổn thương tham gia lao động. |
Chưa thực hiện |
Đề nghị nhà thầu có chính sách ưu tiên/tạo điều kiện cho các hộ này tham gia lao động nếu họ có nhu cầu. |
|
Mục tiêu 2: Tăng cường năg lực của phụ nữ để tận dụng lợi ích của TDA |
30% phụ nữ tham gia các khoá đào tạo khuyến nông. |
Chưa thực hiện |
Phối hợp với các cơ quan lồng ghép các hoạt động, khuyến khích phụ nữ tham gia các hoạt động khuyến nông. |
Mục tiêu 3: Nâng cao nhận thức của người dân vè các tệ nạn xã hội tiềm ẩn cho nhóm DBTT đặc biệt là phụ nữ và người DTTS |
Chương trình phòng chống HVI/AIDS và buôn bán người trái phép. |
Chưa thực hiện |
Ban, nhà thầu phối hợp với các cơ quan chức năng,chính quyền địa phương để lồng ghép tổ chức các hoạt động này. |
Tiến hành các chương trình về các biện pháp giảm thiẻu dựa vào cộng đồng sẽ được phổ biến tại xã/thôn và có sự tham gia của cộng đồng và nhóm hộ DBTT. |
Chưa thực hiện |
||
Các tài liệu và thông tin về TDA sẽ được cấp tới người dân địa phương bằng các thình thức phù hợp về ngôn ngữ, văn hoá và giới của địa phương, đặc biẹt các tài liệu dịch dang ngông ngữ dân tộc. |
Đã thực hiện |
||
Chương trình phổ biến các biện pháp rủi ro trong giai đoạn xây dựng TDA. |
|||
Quản lý TDA |
Các hướng dân về giáo dục và phát triển giứoi sẽ được cung cấp cho các cán bộ PMU các cơ quan địa phương và nhà thàu. Tât cả các hoạt động nâng câo năng lực sẽ bao gồm sự tham gia của phụ nữ và người DTTS. |
Chưa thực hiện |
b) Kế hoạch truyền thông, tham vấn cộng đồng có sự tham gia
STT |
Nội dung |
Chi tiết |
Đơn vị |
Kết quả thực hiện tính đến tháng 10/2019 |
1 |
Phát tin trên hệ thống loa truyền thanh về các hoạt động thi công |
1 lần/tuần x 80 tuần x 30.000 vnđ/tin |
2.400.000 vnđ |
Chưa thực hiện |
2 |
Họp tham vấn quy mô lớn với đại diện chính quyền xã, huyện, và các hộ dân liên quan |
6 lần x 500.000 vnđ/lần (3 tháng/lần) |
3.000.000 vnđ |
Chưa thực hiện |
3 |
Dán bảng tin công bố thông tin tới UBND xã và người dân |
2 tuần/lần x 40 lần x 50.000 vnđ/bản tin |
2.000.000 vnđ |
Chưa thực hiện |
Tổng |
7.400.000 vnđ |
3.1.4. Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP)
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số
STT |
Chương trình các hoạt động |
Đơn vị |
Số lượng |
Đơn giá (VNĐ) |
Tổng (VNĐ) |
Tình hình thực hiện |
1 |
Kinh phí thực hiện EMDP |
520.000.000 |
Chưa thực hiện |
|||
1.1 |
Hỗ trợ truyền thông |
cuộc |
4 |
10.000.000 |
40.000.000 |
Chưa thực hiện |
1.2 |
Đào tạo kỹ năng phát triển kinh doanh |
Cuộc |
4 |
120.000.000 |
480.000.000 |
Chưa thực hiện |
2 |
Kinh phí dự phòng |
10% |
52.000.000 |
|||
Tổng |
572.000.000 |
3.2. Các vấn đề tồn tại
STT |
Vần đề |
Biện pháp/thời gian thực hiện |
TDA hồ Đạ Tẻh |
Cần làm rõ số hộ BAH chính xác là 12 hay 13 hộ. Tại sao có sự khác nhau giữa các văn bản. |
Ban phối hợp với trung tâm phát triển quỹ đất rà soát lại cho chính xác |
Kế hoạch hành động giới (GAP) chưa được thực hiện. Trong báo cáo SIA không đề cập đến nguồn kinh phí thực hiện các hoạt động trong Kế hoạch hành động giới lấy từ nguồn nào. Bản thân PPMU cũng chưa biết lấy kinh phí từ đâu để thực hiện. |
Ban cân đối ngân sách, bố trí triển khai các hoạt động. Nếu không bố trí được kinh phí cần có công văn gửi các cơ quan chức năng để có kế hoạch triển khai hoạt động theo kế hoạch |
|
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) chưa được thực hiện. Trong báo cáo EMDP ghi nguồn kinh phí thưc hiện hoạt động này lấy bao gồm trong chi phí giám sát và đánh giá RAP. Tuy nhiên trong báo cáo RAP không đề cập đến khoản kinh phí cho hoạt động này. Bản thân PPMU cũng chưa biết lấy kinh phí từ đâu để thực hiện. |
Ban cân đối ngân sách, bố trí triển khai các hoạt động. Nếu không bố trí được kinh phí cần có công văn gửi các cơ quan chức năng để có kế hoạch triển khai hoạt động theo kế hoạch |
|
Kế hoạch Truyền thông, tham vấn cộng đồng có sự tham gia chưa được thực hiện. Trong báo cáo SIA có ghi nguồn kinh phí cho các hoạt động này “được tính đến trong hợp đồng giữa chủ đầu tư với các bên liên quan” tuy nhiên trong các hợp đồng không đề cập cụ thể đến các hoạt động này. |
Ban cân đối ngân sách, bố trí triển khai các hoạt động. Nếu không bố trí được kinh phí cần có công văn gửi các cơ quan chức năng để có kế hoạch triển khai hoạt động theo kế hoạch |
|
Đối với TDA giai đoạn sau: 8 hồ |
Chưa có thông tin/Tài liệu Ban PPMU gửi lên nên hiện tại tư vấn chưa đánh giá được |
Tư vấn sẽ cập nhật ngay sau khi PPMU Lâm Đồng gửi tài liệu lên |
Thực địa Hồ Đạ Tẻh– Thôn 8, xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng |
||
Hiện tại vẫn còn 1 hộ gia đình ông Lê Văn Bé – bà Hồ Thị Năm (4 nhân khẩu, 2 ông bà và 2 cháu) đang sinh sống trong phạm vi thi công công trình. Hiện tại gia đình ông bà đang sống trong căn nhà trước đây do công ty Minh Nhựt quản lý sử dụng làm khu du lịch/sinh thái. Ông Bé làm thuê cho công ty Minh Nhật nhưng chưa được trả hết lương, ông có nhà ở nơi khác nhưng đau ốm phải bán đi lấy tiền chữa bệnh. Sau khi bán nhà không còn chỗ ở ông bà dọn đến ở tại căn nhà này đến nay đã đươc gần 10 năm. |
Đề nghị Ban phối hợp với chính quyền địa phương xác định hộ này không nằm trong danh sách các hộ bị ảnh hưởng , tại sao vẫn ở đây đến thời điểm này. Cần có kế hoạch di dời, trả lại mặt bằng cho đơn vị thi công đảm bảo an toàn. |
|
Nhà thầu chưa có tủ thuốc, các dụng cụ y tế thiết yếu: Bông băng gạc, BCS. Chưa có các dụng cụ phòng cháy chữa cháy. Chưa có đường dây nóng liên hệ xử lý các trường hợp khẩn cấp. Rác sinh hoạt chưa được thu gom hợp vệ sinh, chưa có thùng đựng rác Bảo hộ lao động cho công nhân cần cung cấp đầy đủ |
Yêu cầu nhà thầu bổ sung theo quy định |
|
Công nhân thời vụ, lao động địa phương chưa đươc được đóng bảo hiểm y tế, BHXH |
Đề nghị nhà thầu tuân thủ |
|
Hộ dân phản ánh bụi trong quá trình thi công nhưng không lớn vì công trường khá tách biệt so với khu dân cư |
Nhà thầu có các biện pháp giảm thiểu theo quy định |
4. VỀ MÔI TRƯỜNG
4.1 Tình hình thực hiện
Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Lâm Đồng bao gồm 9 hồ chứa và được chia ra 2 tiểu dự án.
+ Tiểu dự án 1: Đạ teH đang triển khai thi công, đạt 50% khối lượng (tổng mức đầu tư 80,031 tỷ)
+ Đánh giá tác động Môi trường được Bộ TNMT Phê duyệt tại quyết định số 396/QĐUBND ngày 21 tháng 02 năm 2019.
+ Tiểu dự án 02 có 8 hồ chứa
+ Đánh giá tác động môi trường được phê duyệt tại quyết định số 1753/QĐ-UBND ngày 19 tháng 08 năm 2019.
4.2 Công tác tổ chức và nhân sự giám sát an toàn môi trường
+ PPMU: Có 1 cán bộ được phân công phụ trách về Giới và Môi trường. Tuy nhiên cán bộ này chưa được tập huấn về chính sách an toàn nói chung và về môi trường nói riêng.
+ Anh Nguyễn Ngọc Hoàng –Phụ trách Môi trường (kiêm nhiệm)
+ Số điện thoại: 0917460222
+ Mail: nguyenhoangbkp@gmail.com
4.3 Một số tồn tại cần khắc phục và khuyến nghị của đoàn TVGS (ISC).
Tư vấn Giám sát độc lập bên thứ 3, bao gồm cả kiểm toán nội bộ (ISC) đã tiến hành kiểm tra hiện trường tại hồ chứa nước Đạ Tẻh đã phát hiện như sau:
TT |
Phát hiện |
Khuyến nghị |
1 |
Tổ chức nhân lực và tập huấn về an toàn môi trường: – Nhà thầu chưa bố trí cán bộ làm công tác an toàn môi trường cho công trình dự án – Nhà thầu chưa tập huấn về an toàn môi trường và vệ sinh trên công trường thi công cho công nhân |
Tư vấn giám sát thi công cần bố trí cán bộ chuyên trách về công tác an toàn môi trường và vệ sinh lao động. Cán bộ chuyên trách này phải có đầy đủ năng lực chuyên môn về lĩnh vực an toàn môi trường và phải thường xuyên có mặt trên công trường đề giám sát nhà thầu thi công – Nhà thầu thi công phải bố trí ít nhất 01 cán bộ làm kiêm nhiệm công tác an toàn môi trường và vệ sinh công trường. Các cán bộ này phải được tập huấn về an toàn môi trường và phải hiểu được các nhiệm vụ mà nhà thầu phải thực hiện để đảm bảo an toàn môi trường và vệ sinh trong quá trình thi công |
2 |
Chưa cung cấp được đầy đủ các giấy tờ: – Sơ đồ tổ chức thi công, tiến độ thi công, tiến độ huy động công nhân, trang thiết bị máy móc – Các giấy tờ kiểm định các thiết bị đang tham gia thi công – Báo cáo giám sát nội bộ của PPMU chưa được lập – Các giấy tờ liên quan tới công tác vận chuyển chất thải kèm tuyến đường vận chuyển – Hợp đồng thu gom và vận chuyển xử lý chất thải nguy hại |
– Nhà thầu cần lập đầy đủ các hồ sơ về công tác an toàn, đặc biệt lưu ý các thiết bị được đưa vào thi công phải được kiểm định về kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền cấp – PPMU và Tư vấn giám sát cần đôn đốc nhà thầu tuân thủ đầy đủ các quy định và có đủ các giấy tờ pháp lý mới cho thi công |
3 |
Công tác giám sát và quan trắc môi trường định kỳ tại khu vực công trường thi công theo ESIA chưa được thực hiện |
Đề nghị PPMU cần thực hiện nghiêm chỉnh quy định về công tác quan trắc giám sát môi trường định kỳ theo đúng cam kết trong ESIA/EIA đã được phê duyệt. |
4 |
Công tác tập huấn an toàn môi trường cho công nhân tham gia thi công trên công trường chưa được thực hiện. |
Nhà thầu cần tổ chức tập huấn về công tác an toàn cho toàn bộ công nhân trước khi được tham gia thi công. Tư vấn giám sát cần kiểm tra đầy đủ và đảm bảo công nhân đã được tập huấn mới được tham gia thi công trên công trường |
5 |
Nhà thầu chưa có sổ nhật ký thi công |
Bổ sung đầy đủ nhật ký thi công, thông tin nhật ký cần đầy đủ thông tin về tiến độ thi công, các công việc triển khai trong ngày, cần bổ sung các thông tin đến việc sử dụng các thiết máy móc, nhân lực, và các vấn đề môi trường phát sinh hàng ngày. |
6 |
Khu vực thi công không có biển báo công trình, dây phản quang |
Yêu cầu nhà thầu cần lắp đặt ngay biển báo công trình tại khu vực thi công và khu lán trại công nhân. Biển báo cần đầy đủ các thông tin về công trình, đơn vị chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công, thông tin về người đứng đầu có thể giải quyết các khiếu nại kèm số điện thoại liên lạc của cả chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công |
7 |
Biển nội quy, quy định về ứng xử, vệ sinh môi trường, an toàn lao động… trong khu lán trại, công trường chưa có |
Tại khu công trường và khu lán trại công nhân, nhà thầu cần bổ sung các biển báo về quy định ứng xử, biển báo an toàn lao động, biển báo vệ sinh môi trường,… |
8 |
Khu vực thi công chưa được rào chắn xung quanh, đặc biệt là các vị trí nguy hiểm như hố đào tại đập C, chưa có biển cảnh báo nguy hiểm |
Nhà thầu cần lập ngay hàng rào chắn tại các khu vực nguy hiểm do thi công và có biển cảnh báo, có thể sử dụng đèn chiếu sáng vào ban đêm tại khu vực nguy hiểm hoặc đèn phản quang. |
9 |
Bãi tập kết nguyên vật liệu còn bừa bãi, chưa được thu dọn, chưa có biện pháp bảo quản nguyên vật liệu. |
Đề nghị nhà thầu cần thu gom, dọn dẹp hàng ngày và có các biện pháp bảo vệ tránh rửa trôi vật liệu xuống hồ và gây mất vệ sinh khu vực. |
10 |
Phương tiện vận chuyển vật liệu khi ra vào công trình không được che đạy theo quy định |
Nhà thầu cần tuân thủ việc che đạy nguyên vật liệu khi vận chuyển để đảm bảo an toàn giao thông và tránh sự phát tán vật liệu ra môi trường. Tư vấn giám sát và PPMU cần giám sát chặt chẽ nhà thầu trong suốt quá trình vận chuyển vật liệu |
11 |
Các tuyến đường xung quanh khu vực công trường có phương tiện thi công và vận chuyển vật liệu không được tưới ẩm hàng ngày |
Với các tuyến đường giao thông có phương tiện vận chuyển vật liệu cho dự án cũng như các khu vực xung quanh công trường thi công phải được tưới ẩm thường xuyên, đặc biệt vào những ngày hanh khô để hạn chế bụi phát sinh và giảm thiểu các tác động tới giao thông khu vực |
12 |
Công nhân chưa được trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ. |
Nhà thầu cần trang bị ngay và đầy đủ quần áo và thiết bị bảo hộ cho công nhân, đồng thời có chế tài đối với công nhân không sử dụng. Tư vấn giám sát thi công cần theo dõi và kiên quyết không cho công nhân tham gia thi công nếu không sử dụng các thiết bị và quần áo bảo hộ lao động |
13 |
Thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt của công nhân: – Nhà thầu chưa trang bị các thùng chứa rác thải sinh hoạt tại công trường và lán trại công nhân theo quy định. – Khu vực thi công không có đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt nên nhà thầu tự thu gom và xử lý bằng phương pháp đốt ngay tại khu vực. – Khu lán trại có nhà vệ sinh nhưng chưa đảm bảo, ý thức của công nhân chưa đáp ứng yêu cầu. |
– Nhà thầu cần trang bị các thùng chứa rác thải sinh hoạt tại khu công trường và khu lán trại công nhân theo đúng cam kết trong kế hoạch hoạch bảo vệ môi trường (mỗi nơi từ 2-3 thùng chứa). – Tập huấn về công tác an toàn và vệ sinh môi trường cho tất cả các công nhân. – Lắp đặt các biển báo về vệ sinh môi trường và có chế tài đối với công nhân tại khu công trường và khu lán trại công nhân. |
14 |
Rác thải nguy hại: – Nhà thầu chưa có hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại tại khu công trường và khu lán trại công nhân – Các chất thải nguy hại như thùng chứa dầu, dầu thải,… chưa được thu gom theo đúng quy định |
– Tại khu công trường và khu lán trại công nhân, nhà thầu cần trang bị ít nhất mỗi nơi 01 thùng chứa chất thải nguy hại (có nhãn, có nắp đạy) – Bố trí ít nhất 01 vị trí để tập kết các chất thải nguy hại. Vị trí tập kết này phải được xây dựng theo đúng quy định (có mái che, nền chống thấm và có biển báo,…) |
15 |
Nhà thầu chưa trang bị tủ thuốc y tế, bình phòng cháy chữa cháy tại khu vực công trường và khu lán trại công nhân |
Nhà thầu cần trang bị ít nhất 01 tủ thuốc với đầy đủ các dụng cụ và thuốc sơ cứu ban đầu, trang bị 4-6 bình chữa cháy tại khu vực dễ xảy ra cháy nổ ở công trường thi công (khu tập kết nhiên liệu,..) và duy trì trong suốt quá trình thi công. |
16 |
Công tác vệ sinh môi trường tại khu lán trại công nhân chưa đảm bảo |
– Nhà thầu phải thường xuyên nhắc nhở công nhân giữ gìn vệ sinh, dọn dẹp khu nán trại và khu công trường. – Bố trí và phân công người làm công tác vệ sinh môi trường hàng ngày. |
17 |
Bãi tập kết vật liệu chưa được che chắn đúng quy định |
– Mua bạt che chắn bãi tập kết vật liệu |
5. CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN PPMU ĐĂNG BÀI, CẬP NHẬT HÌNH ẢNH LÊN TRANG WEB iscwb8.com.vn
Đoàn Giám sát ISC dã hướng dẫn cho anh Bình – Cán bộ kỹ thuật của PPMU Lâm Đồng về công tác đăng bài, cập nhật tình hình tiểu dự án lên trang Web: iscwb8.com.vn.
Trong quá trình triển khai thực hiện, cán bộ kỹ thuật PPMU chụp ảnh hiện trường các dự án đang thi công để cập nhật lên website để các bên liên quan có thể khai thác và đánh giá được tiến độ cũng như chất lượng thi công của các công trình. Theo quy định cứ 3 tháng một lần các PPMU sẽ phải đăng tải các hình ảnh thi công, bài viết và bảng biểu (theo mẫu) trong đó có điền đầy đủ các thông tin.